Hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách và toàn

Cách thức vệ sinh rốn có thật sự khó hay không? Bạn có thể “kỳ cọ” từ đầu đến chân mỗi lúc tắm, nhưng tôi đảm bảo với một bộ phận trên cơ thể bạn thường bị quên mất dù bạn  chăm chỉ đến đâu và đấy chính là rốn của bạn. Theo một nghiên cứu, trung bình lỗ rốn con người chứa tới khoảng 67 loại vi khuẩn khác nhau  thể được tìm thấy. Một con số đang lưu tâm phải không?

Với các bà mẹ bỉm sữa vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

Vậy làm thế nào để làm sạch rốn cho người lớn và trẻ em đúng cách và an toàn?

Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức vệ sinh rốn hiệu quả. Hãy đọc hết để biết bí quyết vệ sinh rốn đúng chuẩn bạn nhé!

Sự hình thành lỗ rốn

Như chúng ta đã biết, rốn là nơi dây rốn liên kết với cơ thể thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Dây rốn là một ống mềm, trơn, khuynh hướng cuộn lò xo. Chúng có nhiệm vụ mang chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang em bé. Đồng thời dây rốn mang chất thải sau khi trao đổi chuyển hóa xảy ra bên trong cơ thể em bé. Nhờ đó mà em bé phát triển trong bụng mẹ. Tại thời điểm này, bé chưa thể ăn hoặc thở. Vì thế dây rốn giúp bé sinh tồn – một nhiệm vụ quan trọng.

Khi em bé chào đời, bé bắt đầu khóc tiếng khóc đầu tiên. Đây cũng là thời điểm cho thấy bé đã có thể tự thở. Em bé cũng sẽ sớm uống sữa và tự loại bỏ chất thải qua ruột và hậu môn.

Lúc này dây rốn không còn chức năng nữa. Sau sinh, bác sỹ sẽ cắt dây rốn nhưng sẽ chừa lại một gốc rốn trên cơ thể bé. Gốc rốn này sẽ rụng đi sau 2 hoặc vài tuần. Sau khi gốc rốn rụng sẽ tạo thành một vết sẹo lớn. Vết sẹo có thể lồi hoặc lõm, đây chính là rốn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không làm sạch rốn?

Nếu bạn không làm sạch phần rốn của mình, một số vấn đề có thể xảy ra. Chúng có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng nấm men. Hầu hết các nơi sinh sản của vi khuẩn là khu vực ẩm ướt, tối, nơi da ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kết quả là bạn có thể bị nhiễm trùng nấm men ở rốn.
  • Mùi. Ngay cả khi bạn không bị nhiễm trùng nấm men, sự tích tụ của mồ hôi, bụi bẩn, tế bào da chết và xơ vải có thể khiến vùng rốn của bạn có mùi .
  • Omphaloliths. Khi các tế bào da chết và bã nhờn – dầu do da tiết ra – tích tụ trong phần rốn của bạn, chúng có thể tạo thành các đốt sống theo thời gian. Còn được gọi là đá rốn, chúng được làm từ cùng một chất liệu hình thành nên mụn đầu đen . Bề mặt của một viên đá rốn sẽ chuyển sang màu đen do quá trình oxy hóa.

Cách làm vệ sinh rốn cho người lớn

Cách làm sạch rốn lõm

Có hai loại rốn khác nhau của con người chúng ta: rốn lõm và rốn lồi. Tùy từng loại sẽ có cách vệ sinh khác nhau.

Để làm sạch rốn, chúng ta cần tuân thủ các bước sau để hạn chế tổn thương có thể gây ra:

  • Nhúng một miếng bông vào cồn và chà xát nhẹ nhàng. trên rốn
  • Thay một miếng bông mới và cồn mới nếu cần nếu
  • Sau khi miếng bông không còn bụi bẩn, hãy dùng một miếng bông khác nhúng vào nước để loại bỏ cồn còn sót lại vì cồn có thể làm khô da của bạn. Hoặc sau khi tắm xong, dùng tăm bông khô hoặc khăn nhỏ thấm khô rốn
  • Bạn nên duy trì thói quen này khoảng 1 lần / tuần
  • Nếu thường xuyên sử dụng sữa dưỡng thể, nhớ tránh xa vùng rốn vì nó có thể thúc đẩy vi khuẩn phát triển trong đó và hoàn toàn có thể khiến rốn của bạn có mùi và bị nhiễm trùng.

Cách vệ sinh rốn lồi

Quá trình làm sạch rốn lồi thực sự dễ dàng hơn nhiều:

  • Làm ướt rốn, rửa bằng khăn có xà phòng và xoa nhẹ.
  • Rửa sạch xà phòng.
  • Lau khô rốn sau khi tắm.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh an toàn ngay tại nhà

hướng dẫn vệ sinh rốn trẻ sơ sinh
hướng dẫn vệ sinh rốn trẻ sơ sinh

Hướng dẫn các mẹ vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách và an toàn cho bé, biện pháp xử lý các trường hợp rốn không khô, rốn rỉ máu và có mùi hôi

Sau khi thai nhi được đưa ra khỏi bụng mẹ, các thầy thuốc sẽ cắt, buộc và băng rốn trẻ lại. Nếu người mẹ vẫn ở các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chủ yếu do các thầy thuốc, điều dưỡng viên. Nếu là đẻ thường, không có các nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp, hoặc sản phụ được đẻ tại nhà do các bà đỡ thôn, bản đỡ đẻ thì việc chăm sóc rốn, theo dõi phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ (hoặc người nhà) thực hiện.

Nguyên tắc của chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau đẻ tới khi rụng lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.

Việc chăm sóc rốn phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chỉ thực hiện những gì đã được thầy thuốc hướng dẫn, không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; chỉ dùng các thuốc đã được các bác sĩ chỉ định; rốn phải bảo đảm được khô (không để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn); rốn phải được cố định, băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động, nhưng phải bảo đảm thoáng; rốn phải được tự rụng.

Các trường hợp bình thường có thể tự chăm sóc

Nếu rốn khô, dùng glutaraldehyd lau cuốn rốn hằng ngày (thuốc này được bác sĩ kê đơn và mua tại các nhà thuốc), sau đó đặt gạc sạch và băng lại. Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 6 – 8 ngày. Khi rốn mới rụng vẫn phải giữ khô, sạch, lau bằng glutaraldehyd (sau khoảng 2 – 3 ngày) và băng gạc sạch cho tới khi lên sẹo (khoảng 1 – 2 tuần).

Các trường hợp cần thận trọng

Trường hợp rốn có mùi hôi, quanh rốn nổi mẩn hay ẩm ướt, chậm rụng: Dùng i-ốt để chấm ngày hai lần, băng rốn bằng gạc mỏng, thoáng, tuyệt đối không rắc bột kháng sinh vào rốn (những năm trước đây đã thực hiện như vậy, nhưng qua thực tế theo dõi thấy không tốt cho rốn).

Nếu rốn khô trở lại thì tiếp tục dùng glutaraldehyd lau cuống rốn hằng ngày cho tới khi rốn rụng tự nhiên; tiếp tục giữ khô, sạch cho tới khi lên sẹo (như các trường hợp tự chăm sóc đã nêu ở trên).

Nếu qua 1 ngày, rốn vẫn không khô trở lại cần đưa đến cơ sở y tế.

Nếu thấy loét quanh rốn, rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý, ngày 2 lần, băng bằng gạc thật mỏng, để thoáng. Nếu sau 1 ngày thấy vết loét giảm, tiến triển tốt lên, tiếp tục rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý đến khi hết loét, rốn khô. Sau đó tiến hành chăm sóc rốn như các trường hợp tự chăm sóc đã nêu ở trên. Nếu thấy vết loét không giảm hoặc lan rộng và sâu hơn, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Các trường hợp cần đưa đến cơ sở y tế

Là các trường hợp đẻ rơi hoặc đẻ tại nhà nhưng do những bà đỡ chưa được huấn luyện. Các trường hợp này điều kiện vô khuẩn không được bảo đảm nên cần đưa ngay tới cơ sở y tế, không tự chăm sóc rốn ở nhà. Tại cơ sở y tế, nếu có điều kiện trẻ còn được tiêm một liều huyết thanh chống uốn ván (SAT 1500 đơn vị).

Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng); rốn hôi, chảy nước mầu vàng; rốn sưng đỏ, có mủ; rốn có u hạt to, ướt rốn; không khô và trẻ sốt cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Tại các cơ sở y tế, thầy thuốc sẽ có sự chăm sóc và theo dõi sát sao, tùy từng trường hợp mà trẻ sơ sinh sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn…

Có như vậy mới tránh được các biến chứng không đáng có cho trẻ sơ sinh.

Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ để phòng bệnh viêm rốn

  • Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
  • Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Tháo bỏ băng rốn cũ.
  • Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân.
  • Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i-ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
  • Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
  • Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh vùng rốn của bé sơ sinh như thế nào?

  • Sau khi sinh, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cho dây rốn sạch sẽ. Nếu kẹp dây rốn bị hở hoặc rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh vùng rốn cho bé ít nhất 1 lần/ngày. Dùng khăn mềm lau nhẹ vùng rốn cho bé.
  • Cẩn thận khi tắm cho bé: Nhiều người cho rằng chỉ nên lau người, không nên tắm cho bé cho đến khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm cho bé không có hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô ráo và tránh chạm vào nước.
  • Nếu rốn ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, dây rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Bạn hãy vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước, vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý và lau khô.

Hướng dẫn vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý

  • Cách vệ sinh rốn đã rụng là bạn phải dùng 2 ngón tay của mình mở rộng phần chân rốn ra và vệ sinh sạch sẽ theo chiều từ trong ra ngoài.
  • Dung dịch để rửa rốn là dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dụng cụ tăm bông vô khuẩn.
  • Bạn lưu ý khi mình mở rộng phần chân rốn ra để vệ sinh cũng là cách mình nhìn xem rốn em bé mình có gì lạ hay không, có chồi hay không, với những trường hợp rốn bé có chồi phải đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và thực hiện thuốc nếu cần, chồi càng to thì rốn sẽ hay rỉ dịch và không khô được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0986 144 609